Tiêu điểm: Giảm 20% lệ phí cấp hộ chiếu  Tiêu điểm: Giảm lệ phí cấp hộ chiếu, cấp giấy phép lái xe khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến  Tiêu điểm: Khuyến cáo công dân về tình hình xung đột tại I-xra-en  Tiêu điểm: Khuyến cáo công dân về tình hình tại Myanmar  Tiêu điểm: Hướng dẫn quét QR định danh VNeID đăng nhập cổng dịch vụ công quốc gia, không phải nhập SMS OTP  Tiêu điểm: Triển khai Nghị quyết số 13/2023/NQ-HĐND ngày 11/10/2023 của HĐND tỉnh  Tiêu điểm: Trung Quốc thông báo điều chỉnh chính sách xuất nhập cảnh của công dân Trung Quốc và nước ngoài  Tiêu điểm: MỜI TÀI TRỢ CHƯƠNG TRÌNH FESTIVAL BIỂN 2023  Tiêu điểm: Thông báo mời tham dự Chương trình “Xuân Quê hương 2023”  Tiêu điểm: Quy định về việc miễn thị thực nhập cảnh Việt Nam đối với công dân 13 nước  Tiêu điểm: THÔNG BÁO VỀ HỌC BỔNG TIẾNG LÀO NĂM 2023  Tiêu điểm: Việt Nam - Hàn Quốc nâng cấp quan hệ lên “Đối tác chiến lược toàn diện”  Tiêu điểm: Mời bà con kiều bào đăng ký tham dự Chương trình Xuân Yêu thương năm 2023  Tiêu điểm: Hướng dẫn cài đặt và đăng ký tài khoản Ứng dụng định danh điện tử (VNeID)  Tiêu điểm: Chỉ thị của Ban Bí thư về công tác ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển đất nước đến năm 2030  Tiêu điểm: Việt Nam tạm dừng khai báo y tế Covid-19 với người nhập cảnh  Tiêu điểm: Hưởng ứng Hội sách trực tuyến quốc gia chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ nhất  Tiêu điểm: Nghị định số 18/2022/NĐ-CP của Chính phủ về Nghi lễ đối ngoại  Tiêu điểm: Thông báo dừng việc “tự động gia hạn tạm trú”  Tiêu điểm: THÔNG BÁO KHẨN CẤP CHO CÔNG DÂN VIỆT NAM  Tiêu điểm: Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa hỗ trợ công dân Kazakhstan bị mắc kẹt do đại dịch Covid-19 trở về nước  Tiêu điểm: HƯỚNG DẪN VIỆC XIN GIẤY XÁC NHẬN KHÔNG DƯƠNG TÍNH VỚI COVID-19

Tìm hiểu về quy chế pháp lý của các vùng biển của Việt Nam

 Ngày đăng: 03/05/2019  Tác giả: Dev System Administrator
Chia sẻ:

Việt Nam với bờ biển dài khoảng 3.260 km từ Bắc xuống Nam và hơn 3.000 hòn đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước, có 28 tỉnh, thành phố giáp biển. Biển Đông là một biển nửa kín, được bao bọc bởi 9 nước là Việt nam, Trung Quốc, Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a, Bru-nây, Ma-lai-xi-a, Xinh-ga-po, Thái Lan, Cam-pu-chia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Biển Đông là cửa ngõ để Việt Nam phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như thủy sản, dầu khí, giao thông hàng hải, đóng tàu, du lịch,... giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của nhiều nền văn hóa.

Pháp luật về biển Việt Nam xác định rõ quy chế pháp lý của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Theo luật biển quốc tế, phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đều được tính từ đường cơ sở. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của các vùng biển của nước ta được xác định trong Tuyên bố năm 1982 của Chính phủ.

Công ước của Liên Hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 được ký ban hành nhằm thiết lập một trật tự pháp lý cho các biển và đại dương, tạo điều kiện dễ dàng cho việc sử dụng công bằng và hiệu quả những tài nguyên, việc bảo tồn những nguồn lợi sinh vật của các biển và các đại dương, việc nghiên cứu, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; góp phần tăng cường hòa bình, an ninh, hợp tác và quan hệ hữu nghị giữa tất cả các dân tộc phù hợp với các nguyên tắc công bằng và bình đẳng về quyền, và sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiến bộ về kinh tế và xã hội của tất cả các dân tộc trên thế giới, phù hợp với các mục tiêu và các nguyên tắc của Liên hợp quốc như đã được nêu trong Hiến chương.

Công ước Luật Biển năm 1982 quy định: “Các vùng nước ở phía trong đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải là nội thủy của quốc gia ven biển”. Như vậy, theo định nghĩa này, nội thủy bao gồm cửa sông, vũng, vịnh, cảng biển và vùng nước ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển; vùng nước lịch sử cũng theo chế độ nội thủy. Nội thủy được coi như là bộ phận lãnh thổ trên đất liền của quốc gia ven biển. Trong vùng nội thủy, nhà nước ta thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền.

Điều 12 Luật biển Việt Nam năm 2012 khẳng định “Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam”. Nhà nước ta thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải, đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982.

Vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. Nhà nước ta thực hiện kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và trừng trị các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải nước ta.

Vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải của nước ta. Nhà nước ta có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng đặc quyền kinh tế. Việt Nam tôn trọng quyền tự do hàng hải, tự do hàng không ở vùng trời trên vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Thềm lục địa của Việt Nam là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của nước ta cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa chưa đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa vượt quá 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500m. Phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, pháp luật về biển của nước ta khẳng định nhà nước ta có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa và không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên thềm lục địa nước ta nếu không được sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam./.

                                                                                                  Nguyễn Loan



Từ khóa:
banner dưới trang con 2
SỞ NGOẠI VỤ TỈNH KHÁNH HÒA
Ghi rõ nguồn "Sở Ngoại Vụ Tỉnh Khánh Hòa" hoặc "sngv.khanhhoa.gov.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ Website này.
Thiết kế và phát triển bới SweetSoft JSC